Kết quả tìm kiếm cho "nặng 45 kg"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 372
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định. Nhu cầu yếu đã khiến người mua “án binh”.
Hơn 45 năm qua, cơ sở sản xuất tương hột và chao Thanh Hương của vợ chồng ông Lê Văn Thanh và bà Võ Thị Ngọc Ẩn ở xã Vĩnh Phong vẫn âm thầm giữ hương vị quê nhà giữa nhịp sống hiện đại.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay khi việc trồng hoa màu, sản xuất lúa trên đất bạc màu không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân ở thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân) mạnh dạn cải tạo vườn tạp, diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Từ loại trái cây rừng mọc hoang dại, tưởng chừng bỏ đi, anh Đồng Chí Nhân (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) đã dày công nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm rượu nho rừng và mật nho rừng. Sản phẩm mang hương vị độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao, có tiềm năng được công nhận sản phẩm OCOP địa phương.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn với 2,34 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng nhưng giảm 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được An Giang cụ thể hóa bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Phong trào “Dân vận khéo” của tỉnh trong thời gian qua đã trở thành “động lực” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi trồng “2 vụ lúa, 1 vụ màu”. Trong đó, cây mè và dưa leo được bà con ưu tiên chọn làm cây sản xuất xen canh, bởi thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao, giá bán ổn định, thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.
Kết thúc Giải vô địch Pencak Silat quốc gia năm 2025, đội tuyển Pencak Silat An Giang, đoạt 3 huy chương vàng, 6 huy chương đồng, xếp hạng tư toàn đoàn.
Năm qua, ngành nông nghiệp huyện An Phú đã khắc phục khó khăn, tạo đột phá trong lĩnh vực sản xuất, liên kết và tiêu thụ. Tất cả các chỉ tiêu đạt kế hoạch, tổng sản lượng lương thực đạt 235.849 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 193 triệu đồng/ha, đạt 101,05%, tăng hơn 5 triệu đồng/ha so cùng kỳ.
Trồng lúa áp dụng theo kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” kết hợp phương pháp ngập khô xen kẽ là cách mà các nông dân ở huyện Phú Tân được hướng dẫn khi tham gia mô hình thuộc Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu héc-ta).
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh, dù chưa bước vào mùa dịch sốt xuất huyết nhưng đơn vị này đã tiếp nhận trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết nặng. Dự báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, dịch bệnh sốt xuất huyết có thể có diễn biến phức tạp trong năm 2025 và cần triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm.
Sáng tinh mơ, rảo một vòng bên cồn, mới thấy hết không khí làm ăn tất bật của nông dân. Quanh năm, họ cần mẫn chăm chút từng luống hoa, đám rẫy để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.